Hotline/Zalo
0968381241

Nhiễm trùng sau sinh nở bạn cần biết

Nhiễm trùng sau sinh, còn được gọi là nhiễm khuẩn sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp nhất. Mẹ sau sinh cần có kiến thức và cách chăm sóc cẩn thận, khoa học để tránh hiện tượng này.

 

I.Nhiễm trùng sau sinh là gì?

Mang thai và làm mẹ là một trong những thiên chức cao quý trong cuộc đời người phụ nữ. Niềm vui khi được ôm đứa con bé bỏng vào lòng, được nghe tiếng con khóc chính là khoảnh khắc hạnh phúc nhất mà bất kỳ người làm mẹ nào cũng chờ mong.

Tuy nhiên, phụ nữ sau sinh với nhiều thay đổi về thể chất lẫn tinh thần dễ khiến bạn trở nên rất nhạy cảm. Những vấn đề xảy ra sau sinh, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng sau khi sinh lại càng dễ khiến bạn rơi vào trạng thái phiền muộn và căng thẳng.

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn sau sinh do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây ra, chỉ xảy ra đối với đối tượng sản phụ sau sinh. Các vị trí thường bị nhiễm trùng sau sinh gồm: tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hay trong tử cung hoặc vết mổ đẻ nếu không được chăm sóc tốt cũng dễ bị nhiễm trùng

.                                           

Hãy cùng tìm hiểu một số loại nhiễm trùng sau khi sinh phổ biến sau đây để bạn có thể phát hiện và ngăn ngừa kịp thời nhé!

1. Nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung

Nguyên nhân: Do rách hoặc cắt tầng sinh môn mà không khâu hoặc khâu không đúng kĩ thuật, không đảm bảo vô khuẩn, quên gạc trong âm đạo.

Biểu hiện: Toàn thân mệt mỏi, sốt 38-38,5 độ, tại chỗ vết thương sưng, nóng, đỏ, đau trong khi sản dịch ra bình thường, không hôi.

Khắc phục: Nhiễm khuẩn âm hộ, tầng sinh môn cần được vệ sinh tại chỗ rửa thuốc tím, hoặc các dung dịch sát trùng khác. Nếu phù nề nhiều chỗ khâu nên cắt chỉ sớm và dùng kháng sinh toàn thân theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Nhiễm khuẩn tử cung sau sinh

Có thể gặp ở nhiều mức độ khác nhau như viêm niêm mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm toàn bộ tử cung.
Nguyên nhân: Nhiễm khuẩn ối, sót nhau màng nhau, chuyển dạ kéo dài, các thủ thuật bóc nhau kiểm soát tử cung, phẫu thuật lấy thai không vô khuẩn, bế sản dịch, sót gạc sau khi mổ.
Nhiễm khuẩn tử cung thường được biểu hiện sau sinh 3-4 ngày, sản phụ da xanh xao, mệt mỏi sốt cao, sản dịch hôi, đôi khi lẫn mủ, máu màu socola, tử cung co hồi chậm, đau vùng hạ vị nếu đã viêm đến lớp cơ tử cung.
Khi gặp nhiễm khuẩn tử cung sau sinh cần tiếp tục làm thuốc vùng sinh dục ngoài và điều trị tích cực tại các cơ sở Y tế chuyên khoa.

3. Viêm phúc mạc tiểu khung sau sinh

Thường do nhiễm khuẩn tử cung sau đẻ, điều trị nội khoa không kết quả, nhiễm khuẩn lan ra xung quanh tử cung (Vòi trứng, buồng trứng, dây chằng rộng), hoặc bị tổn thương từ tử cung do cuộc đẻ gây máu tụ ở dây chằng rộng dẫn đến viêm phúc mạc tiểu khung.
Tình trạng nhiễm khuẩn này thường muộn, vào tuần thứ hai sau sinh, với những biểu hiện nhiễm trùng, nhiễm độc mệt mỏi xanh xao vẻ mặt hốc hác, sốt tăng dần 38o-40oC, rét run, mạch nhanh, đau bụng âm ỉ hoặc có hội chứng lỵ, sản dịch mùi hôi, vùng bụng dưới rốn và hai hố chậu đau. Thăm khám trong tuần thứ 2 thấy cổ tử cung vẫn mở, các túi cùng đau, sản dịch theo tay thấy mùi hôi.
Viêm phúc mạc tiểu khung sau sinh phải được điều trị rất tích cực tại bệnh viện với kháng sinh liều cao phối hợp tránh dẫn đến viêm phúc mạc toàn bộ hay tình trạng nhiễm khuẩn huyết rất nguy hiểm

4.Nhiễm trùng huyết 

Nhiễm trùng huyết sau sinh là tình trạng bệnh hay gặp nhất sau sinh nở, thường do vi khuẩn ở bộ phận sinh dục gây nên.

Bệnh không hề đơn giản, có thể đe dọa đến tính mạng khi nó lan tràn khắp các mạch máu trên cơ thể.

Dấu hiệu của nhiễm trùng huyết sau sinh là sốt và nhịp tim đập mạnh, khó thở hoặc đau bụng râm ran.

                                         

                 Nhiễm trùng huyết ở bà mẹ sau sinh: Nhiễm khuẩn sản khoa nguy hiểm

5. Sản dịch

Sản dịch là căn bệnh rất thường gặp ở sản phụ. Sản dịch là dịch tử cung và đường sinh dục chảy ra ngoài trong những ngày đầu tiên của thời kỳ hậu sản. Trong 3 ngày đầu, sản dịch gồm máu cục và máu loãng có màu đỏ sẫm, từ ngày thứ 4 đến thứ 8 sản dịch loãng hơn, từ ngày 9 trở đi sản dịch không có máu chỉ còn dịch trong hoặc trắng chứa bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử. Hiện tượng này tiếp tục kéo dài trong vòng 2 – 3 tuần nữa.

Bình thường sản dịch không có mủ, nhưng khi chảy qua âm hộ, âm đạo, sản dịch có thể nhiễm các vi khuẩn gây bệnh như tụ cầu, liên cầu, trực khuẩn,… Sản dịch khi bị nhiễm khuẩn thường sẽ có mùi hôi

Nếu sản dịch ra nhiều, kéo dài hoặc đã hết huyết đỏ sẫm lại tái ra máu, bác sĩ cần theo dõi sót nhau khi đẻ. Một số sản phụ có thể ra một ít máu qua đường âm đạo vào thời điểm 3 tuần sau sinh. Hiện tượng này gọi là thấy kinh non do niêm mạc tử cung phục hồi sớm. 

                                         

           Chảy máu, đau bụng, sốt có thể là dấu hiệu của hậu sản sau sinh

Trong thời gian sản dịch, sản phụ không nên sử dụng tampon quá sớm trong khoảng 6 tuần đầu tiên mà chỉ nên sử dụng băng vệ sinh, vì có thể vô tình đưa vi khuẩn vào tử cung. Bên cạnh đó, sản phụ cần chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân bằng việc tắm rửa và làm sạch cơ thể hàng ngày, thường xuyên thay băng vệ sinh.

Sản phụ cần để ý tới những dấu hiệu sau sinh bất thường như chảy máu, đau bụng hoặc sốt, vì đây có thể là những dấu hiệu bị hậu sản sau sinh. Khi có bất kỳ dấu hiệu bị hậu sản sau sinh nào, sản phụ đừng nên chủ quan, mà hãy đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

6. Nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh

Nguyên nhân của bệnh viêm đường tiết niệu là do bộ phận sinh dục nữ có niệu đạo ngắn, gần hậu môn nên vi khuẩn rất dễ xâm nhập và gây bệnh. Ở phụ nữ sau sinh, việc sử dụng băng vệ sinh lâu ngày do tình trạng ra sản dịch tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập niệu đạo. Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển tới thận, gây viêm thận.

Khi mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh, sản phụ thường buồn tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu lại rất ít. Khi tiểu, sản phụ có cảm giác đau buốt, ngứa rát và nước tiểu bị đổi màu. Ngoài ra, sản phụ còn đau âm ỉ vùng bụng dưới. Trong trường hợp nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như sốt, buồn nôn, ớn lạnh.

Khi xuất hiện những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu sau sinh, sản phụ cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ thăm khám và điều trị. Bên cạnh đó, sản phụ cần lưu ý đến chế độ ăn uống và vệ sinh cá nhân để phòng ngừa bệnh. Cụ thể, sản phụ nên ăn những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C như bưởi, nước chanh. Vì vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch, yếu tố rất cần thiết trong quá trình điều trị viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, sản phụ nên uống khoảng 2,5 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ quá trình đi tiểu, giúp loại bỏ dần vi khuẩn ra khỏi đường tiết niệu. Sản phụ lưu ý không nên nhịn tiểu vì nước tiểu càng ứ đọng, mầm bệnh càng có cơ hội sinh sôi. Lưu ý quan trọng nhất giúp sản phòng ngừa bệnh hiệu quả là giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ. 

II. Làm gì khi bị nhiễm khuẩn sau sinh:

Sau khi sinh, sản phụ thường trải qua quá trình co hồi tử cung để tống sản dịch ra ngoài. Quá trình này diễn ra trong khoảng 2 tuần. Với trường hợp sản phụ bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn và âm hộ thì có thể điều trị bằng cách:

  • Dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ. Khi chưa có kháng sinh đồ thì nên dùng các loại kháng sinh phổ rộng: nhóm cephalosporin; metronidazol, quinolon,...
  • Kết hợp truyền máu, trợ tim
  • Khi nhiệt độ trở lại bình thường hoặc giảm xuống: cắt tử cung bán phần để loại trừ ổ nhiễm khuẩn tiên phát.

                                       

                          Hình ảnh minh họa viêm nhiễm vùng kín

                                                            

III.Cách phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn sau sinh hiệu quả:

Để phòng ngừa hiệu quả nhiễm khuẩn sau sinh thì nguyên tắc giữ gìn vệ sinh sạch sẽ là rất quan trọng. Đặc biệt trong quá trình mang thai, nếu sản phụ có biểu hiện hoặc bệnh nhiễm khuẩn âm đạo thì cần phải được điều trị ngay dưới sự thăm khám của bác sĩ. Tuyệt đối không được tắm hay ngâm mình dưới ao hồ, nước bẩn. Hàng ngày cần vệ sinh vùng kín bằng nước sạch và không thụt rửa sâu bộ phận sinh dục

Ngoài ra để đề phòng nhiễm khuẩn sau sinh thì sản phụ cần:
- Không quan hệ sinh hoạt vợ chồng ngay sau sinh, khi mà sức khỏe chưa được hồi phục. Cơ quan sinh sản rất cần được "nghỉ ngơi" sau khi trải qua quá trình mang thai và vượt cạn. Quan hệ tình dục sau sinh sớm sẽ dễ gây nên những tổn thương cho âm đạo và các cơ quan sinh sản, dẫn đến nhiễm trùng khuẩn.
- Tránh đi lại nhiều, tránh vận động sớm trong giai đoạn 1 tháng sau sinh,
- Hàng ngày phải giữ cho vùng kín luôn khô ráo, sạch sẽ. Không nên dùng giấy thô ráp hay khăn ướt có mùi thơm để vệ sinh âm đạo.
- Vệ sinh vùng kín bằng nước đun sôi để ấm, tuyệt đối không thụt rửa sâu trong âm đạo để tránh gây tổn thương.
- Thường xuyên vệ sinh, thay mới chăn ga gối đệm.
- Thay quần lót liên tục để giữ cho vùng sinh dục khô ráo để tránh nhiễm khuẩn sau sinh cũng làm việc sản phụ nên làm.

Để phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh hiệu quả thì mỗi sản phụ cần phải có ý thức giữ vệ sinh trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là những ngày gần đẻ. Tuyệt đối không được tắm hoặc ngâm mình trong ao hồ có nước bẩn. Nếu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn ở vùng sinh dục thì cần đến cơ sở y tế khám và chữa trị ngay. 

 


Tin liên quan

Sản phẩm hot

© Copyright 1970-2024 Công Ty Đông Y Hồng Tâm. Thiết kế bởi TruyenThongVang
Zalo Logo